Mẹo Hay Công nghệ & Thiết bị / 9 January 2017

Kỷ niệm 60 năm Epiphone về chung nhà với Gibson_những điều bạn chưa biết

 

Năm 2017 này Epiphone kỷ niệm năm thứ 60 về chung mái nhà với đại gia đình Gibson, từ đối thủ một thời trở thành đối tác trong việc tạo ra những nhạc cụ mang tính đột phá.

Vào ngày 10/05/1957, Chủ tịch Gibson bấy giờ là Ted McCarty – một fan lâu năm của Epiphone – mua lại Epiphone cùng với nhà xưởng, bằng sáng chế và thiết kế từ những thành viên cuối cùng của gia đình Stathopoulo, những người đã quyết định từ bỏ ngành sản xuất nhạc cụ.

“Sự sát nhập của Epiphone và Gibson vào tháng 5/1957 trở thành một dấu mốc của lịch sử đại chúng đương đại”, Chủ tịch đương nhiệm Jim Rosenberg của Epiphone nhận xét. “Sự kiện đó đã mở đường cho những đổi mới mà vẫn còn là một phần của cuộc sống chúng ta hôm nay. Thật khó tưởng tượng ra cảnh John Lee Hooker, The Beatles, Oasis, Gary Clark Jr., và rất nhiều nghệ sĩ khác không có trên tay cây đàn của Epiphone.”

Từ những năm 20 đến đoạn đầu của thập niên 50, Epiphone – được lèo lái bởi nhà sáng lập Epi Stathopoulo – là công ty hàng đầu trong việc làm ra nhiều loại nhạc cụ chuyên nghiệp với giá hợp lý bao gồm flattop và archtop guitar, electric Hawaiian guitar, banjo, mandolin, amps, và vài mẫu electric guitars, có cả electric piano! Văn phòng quản lý và xưởng sản xuất ở Manhattan giúp công ty đứng ở trung tâm trong thị trường âm nhạc đang phát triển với Charlie Christian, Eddie Lang, và một Les Paul trẻ trung đang là những người tiên phong trong trào lưu kết hợp jazz, blues, classical và folk thành những thể loại mới đầy sức sống cho thị trường âm nhạc Mỹ.

n_010117d2

Dưới sự dẫn dắt của Epi, Epiphone gây dựng nên tên tuổi trong giới nghệ sĩ mới hoạt động trên sóng phát thanh và trong phòng thu và nhiều người trong số họ là khách quen của showroom của Epiphone để thử các nhạc cụ mới và jam với khách tham quan. Trong thời kỳ này, đối thủ chính của Stathopoulo trong các phân khúc sản phẩm và giá là Gibson, tọa lạc tại một thị trấn im lìm Kalamazoo ở bang Michigan. Sự cạnh tranh giữa Epiphone và Gibson – quyết liệt nhưng không thiếu thân thiện – kéo dài qua nhiều thời kỳ của âm nhạc như Vaudeville thời kỳ đầu, big band jazz, western swing, và rhythm & blues. Sau khi Stathopoulo qua đời ở những năm đầu của thập niên 40, hai người em của ông là Orphie và Frixo gặp khó khăn trong việc theo kịp với xu thế của thời đại khi nhạc cụ acoustic được thay thế bởi archtop electric và solid body electric guitar như thiết kế của Les Paul. Ted McCarty muốn mang series upright bass của Epiphone về Gibson nhưng nhanh chóng nhận ra mang cả thương hiệu về gia đình Gibson sẽ không chỉ nâng cao uy tín của công ty mà còn giúp Gibson gia tăng số lượng dealer cả trong và ngoài nước.

Ngày nay, cả người dùng Epiphone và Gibson đang tận hưởng thời kỳ của sự sáng tạo và xuất sắc tương tự như khi nhà máy Kalamazoo bắt đầu hoạt động vào những năm 50, 60. Gần như ngay sau khi Epiphone và Gibson cùng bắt đầu hoạt động tại văn phòng ở góc giao giữa đường Parsons và Elenor, Epiphone và Gibson đã cho ra mắt những thiết kế mà đã được xem là biểu tượng của electric guitar. Những cây Gibson Les Paul Standard mà nếu tính theo thời giá bây giờ có trị giá đến $200,000USD được cắt, dán, đi dây và sơn cạnh những cây Sheraton và Wilshire của Epiphone. Những cây Les Paul cho Keith Richards và Eric Clapton được làm dưới cùng mái nhà với những cây Casino cho The Beatles và the Kinks, hay những cây Texan cho Paul McCartney và Peter Frampton. “Jumbo” J-200 được đặt bởi Don và Phil Everly được ráp cạnh Epiphone Excellente chuẩn bị được giao đến Washington cho Loretta Lynn. Cây Riviera archtop 12 dây mà Paul Simon chơi vào thập niên 60 và 335 Vintage của Joe Banamassa dùng chung gỗ, chung machine head, chung pickup và chung sự tỷ mỷ đến từng chi tiết mà người dùng có thể tìm thấy ở Epiphone Sheraton-II PRO và Masterbilt Century Collection ngày nay.

Les Paul, người bạn và người cộng tác có bề dày lịch sử với cả Epiphone và Gibson, luôn nhấn mạnh trong các buổi phỏng vấn của ông là trong thời kỳ đó, có rất ít sự khác biệt giữa Gibson và Epiphone. “Các cây guitar đó giống nhau y hệt chỉ khác tên”, Les cho epiphone.com biết. “Vì thế trên dây chuyền của Gibson họ dùng cùng loại gỗ, cùng thợ chế tác, cùng fretboard, cùng tất cả mọi thứ. Họ chỉ thay đổi một chút giữa Epiphone và Gibson. Vì thế khi bạn thấy một cây flattop xuất xưởng và mang hiệu Epiphone thì nó cũng giống như guitar của Gibson.”

 


Related Reads

#Mẹo Hay Công nghệ & Thiết bị

So Sánh Strymon Reverb pedal

Strymon là chất xúc tác quan trọng trong tiến trình thay đổi tư duy “chất tiếng analog là hay nhất” trong giới guitar. Sau sự xuất hiện bùng nổ vào năm 2008, Strymon là một trong những công ty tiên phong trong việc ứng dụng con chip DSP để tạo… Đọc

#Mẹo Hay Công nghệ & Thiết bị

Audio Interface là gì?

Với những ai vừa bắt đầu tìm hiểu về quá trình ghi âm, audio interface (thiết bị xử lý âm thanh) có vẻ là một thuật ngữ khó nhằn về mặt chuyên môn, nhưng thực ra, nó không đáng sợ đến vậy. Audio interface là một thiết bị cho phép… Đọc

#Mẹo Hay Công nghệ & Thiết bị

8 Lý Do Để Nâng Cấp Lên Một Cây Guitar Electric Tốt Hơn

Bạn sẽ không bao giờ quên cây được guitar đầu tiên. Vài người trong chúng ta thậm chí sẽ giữ nó suốt cả cuộc đời. Nhưng hầu hết mọi người đều không chỉ chơi một cây guitar, sẽ đến lúc chúng ta cảm thấy rằng chúng ta đã đạt đến… Đọc