Mẹo Hay Công nghệ & Thiết bị / 4 August 2016

CÁCH BẢO DƯỠNG VÀ VỆ SINH CHO CÁC LOẠI ĐÀN GUITAR

Để đàn luôn trong tình trạng tốt nhất, chất âm thật nhất thì ngoài việc thay dây thường xuyên, chúng ta còn phải bảo dưỡng đàn kỹ lưỡng. Điều này đa số các bạn chơi đàn đều bỏ qua nhưng thật ra nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiếng đàn và khả năng chơi đàn của bạn.

Đã bao giờ bạn cầm đàn lên chơi và cảm giác như đàn mình không còn hay như lúc mới mua???

2

Mỗi khi bạn để đàn của mình ngoài không khí, bụi và hơi ẩm, nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các bộ phận trên đàn, từ gỗ đến dàn điện, kim loại, làm sét hoặc oxy hóa các chi tiết kim loại và điện, đóng bụi trên gỗ mà đặc biệt là mặt phím, thường bạn khó có thể nhìn thấy lớp bụi này (trừ khi nó đã quá dày). Khi bạn chơi đàn, mồ hôi từ bạn bám vào đàn, dấu vân tay…v.v Các lớp bẩn này làm giảm khả năng cộng hưởng của đàn. Khi không vệ sinh đàn trong khoảng 1 năm, các bạn sẽ thấy đàn mình không còn hay như khi mới mua nữa, nếu để trên 3 năm, các bạn đang gặp rủi ro trong việc thay thế hoàn toàn các chi tiết kim loại và bộ điện của đàn. Tuy nhiên ở mỗi vùng khí hậu khác nhau, đàn bị ảnh hưởng khác nhau.

Việc bảo dưỡng đàn không chỉ đơn giản là lau dây, lau đàn. Mà là vệ sinh tất cả những phần có thể cộng hưởng được trên đàn, đó là từ sợi dây, ngựa, đến mặt phím, phím đàn, khóa lên dây… để đàn có thể tự do cộng hưởng.

*Tất cả khăn dùng để lau đàn không bao giờ được thấm nước hay ẩm.

*Tất cả khăn dùng để lau đàn trừ các chi tiết kim loại đều dùng loại microfiber.

(Tham khảo khăn lau đàn Dunlop , Planet Waves, Ernie Ball)

Thân đàn và cần đàn

* Khi nói “Cần đàn” (neck wood), chúng ta hiểu chỉ là phần để ngón cái lên của cả cần đàn, là phần phân biệt với mặt phím (fretboard) để tạo nên cả cần đàn (Guitar neck), chứ không có ý chỉ cả cần đàn.

Thân đàn và cần đàn thường được finish theo 2 kiểu. Gloss (Bóng) hoặc các kiểu Satin (vẫn phủ finish nhưng để lộ các đường vân gỗ mà tay cảm nhận được). Mỗi kiểu finish sẽ được vệ sinh những cách khác nhau.

3

Kiểu Gloss (bóng) thường dễ trầy xước, nhưng dễ dàng vệ sinh vì bề mặt trơn nhẵn. Có 2 cách vệ sinh thân đàn này.

Cách 1: Xóa các vết trầy xước và bảo vệ lớp gloss. Cách này các bạn chỉ thực hiện khi bề mặt thân đàn có vẻ xước nhiều hoặc thực hiện mỗi lẫn thay dây.

Bước 1: Dùng dung dịch vệ sinh gloss finish để xóa các vết trầy, làm sạch bề mặt. Dung dịch sẽ loại bỏ các vết xước nhỏ khỏi thân đàn và giúp thân đàn có cái nhìn như mới.

(Tham khảo thêm dung dịch vệ sinh gloss finish Dunlop Cleaner & Polish)

Bước 2: Dùng dung dịch đánh bóng thân đàn để làm bóng bề mặt thân đàn. Thường dung dịch này là một loại wax được thoa đều lên thân đàn để giữ độ bóng của đàn và bảo vệ khỏi các vết trầy xước. Tuy nhiên cũng có một số dung dịch hiện nay trên thị trường tích hợp công dụng vệ sinh, xóa các vết trầy, làm bóng và bảo vệ chung.

(Tham khảo thêm dung dịch vệ sinh bảo vệ thân đàn Dunlop Bodygloss)

Cách 2: Vệ sinh sơ bộ. Dùng dung dịch vệ sinh thân đàn lau khắp thân đàn. Cách này đơn giản giúp bạn loại bỏ bụi, vết vân tay, mồ hôi… khỏi thân đàn, rất an toàn cho đàn và thích hợp để vệ sinh mỗi ngày.

(Tham khảo thêm dung dịch vệ sinh thân đàn Gibson Polish)

Các thân đàn kiểu Satin thường không để lại vết vân tay, khó trầy xước nhưng rất dễ đóng bẩn vào các khe gỗ. Nên chúng ta chỉ nên dùng dung dịch vệ sinh thân đàn để vệ sinh mỗi ngày hoặc mỗi lần chơi.

Lưu ý: Không bao giờ dùng dung dịch vệ sinh gloss finish (như Planet Wave Restore) cho finish Satin.

Phím

Khác với mặt phím, phím đàn là các thanh kim loại dọc trên mặt phím. Phím thường được làm  bằng thép không gỉ, nhưng theo thời gian vẫn bị oxy hóa, dẫn đến hạn chế việc rung dây. Để làm sạch phím, chúng ta dùng giấy nhám chuyên dụng, lót mặt phím bằng giấy hoặc keo để không vô tình mài trúng mặt phím, mài nhẹ phím đến khi bóng.

(Tham khảo thêm khăn Dunlop Microfine Fret Polish)

Mặt phím

Trừ các mặt phím được phủ finish gloss như thân và cần đàn thì chúng ta bảo quản hệt như và cần đàn, các mặt phím thông dụng không được phủ finish và cần một chế độ bảo dưỡng khác. Có 2 điều bạn cần lưu ý với mặt phím mình là vệ sinh, dưỡng ẩm và dưỡng dầu.

Đầu tiên dùng dung dịch vệ sinh mặt phím để làm sạch mặt phím.

(Tham khảo thêm dung dịch vệ sinh mặt phím Dunlop Cleaner & Prep)

Sau khi làm sạch, chúng ta dùng dầu chanh (lemon oil) hoặc dung dịch dưỡng mặt phím (fretboard conditioner) lau lên khắp mặt phím.

(Tham khảo thêm dung dịch dưỡng mặt phím Dunlop Ultimate Lemon Oil)

(Tham khảo thêm dung dịch dưỡng mặt phím Dunlop Deep Conditioner)

Các chi tiết kim loại

Các chi tiết này bao gồm khóa lên dây, ngựa đàn điện, các nút điều chỉnh đàn điện. Để làm mới các chi tiết này, chúng ta dùng khăn miracle chuyên dùng để đánh bóng.

(Tham khảo thêm khăn Miracle)

Video Clip hướng dẫn làm mới đàn:

https://www.youtube.com/watch?v=6vtav3AHroI

https://www.youtube.com/watch?v=qKybqi7Hs18

*Và điều quan trọng nhất của việc bảo quản, bảo dưỡng đàn là lau dây đàn trước và sau mỗi lần chơi, luôn cất đàn vào trong hộp hoặc túi sau khi chơi, không để đàn ở nơi quá nóng, quá ẩm, quá lạnh.

 


Related Reads

#Mẹo Hay Công nghệ & Thiết bị

So Sánh Strymon Reverb pedal

Strymon là chất xúc tác quan trọng trong tiến trình thay đổi tư duy “chất tiếng analog là hay nhất” trong giới guitar. Sau sự xuất hiện bùng nổ vào năm 2008, Strymon là một trong những công ty tiên phong trong việc ứng dụng con chip DSP để tạo… Đọc

#Mẹo Hay Công nghệ & Thiết bị

Audio Interface là gì?

Với những ai vừa bắt đầu tìm hiểu về quá trình ghi âm, audio interface (thiết bị xử lý âm thanh) có vẻ là một thuật ngữ khó nhằn về mặt chuyên môn, nhưng thực ra, nó không đáng sợ đến vậy. Audio interface là một thiết bị cho phép… Đọc

#Mẹo Hay Công nghệ & Thiết bị

8 Lý Do Để Nâng Cấp Lên Một Cây Guitar Electric Tốt Hơn

Bạn sẽ không bao giờ quên cây được guitar đầu tiên. Vài người trong chúng ta thậm chí sẽ giữ nó suốt cả cuộc đời. Nhưng hầu hết mọi người đều không chỉ chơi một cây guitar, sẽ đến lúc chúng ta cảm thấy rằng chúng ta đã đạt đến… Đọc