Như bạn đã biết nhưng có thể chưa quan tâm, bất cứ máy móc nào sử dụng lâu cũng dẫn đến hao mòn và hư hỏng. Đàn guitar cũng thế, chính vì vậy, người sử dụng phải biết không những bảo quản mà còn chăm sóc cho đàn từng chút một để đàn của mình luôn trong tình trạng tốt nhất và bền nhất.
Hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn series “Guitar Care – Adjustment”, Series thiết kế dành cho những người đã làm quen với đàn guitar và muốn giữ đàn của mình luôn ở phong độ tốt nhất. Bài đầu tiên mình gửi đến các bạn là Adjustment Pt.1 – Restring for non locking tremolo (Cách thay dây đàn cho đàn không khóa)
Đàn không khóa nghĩa là đàn bạn không có 3 con ốc khóa ở vị trí giữa cần đàn và đầu đàn, nói cách khác là đàn không nhún. Mình sẽ viết bài về thay dây cho đàn có khóa ở phần sau. Đơn giản hơn bạn *nghĩ, việc thay dây đàn không phải là việc dành cho người chuyên nghiệp mà bất kì ai cũng có thể làm nếu biết được những nguyên tắc cơ bản.
Để thay dây đàn, trước hết chúng ta cần chuẩn bị dụng cụ:
Kềm cắt dây:
Khóa lục giác mở khóa đàn (nếu bạn xài đàn điện nhún 2 chiều)
Tuner
String Winder (Tay quay dây)
Mỗi loại đàn guitar thùng, guitar điện, cổ điển đều có cách thay dây khác nhau, mình sẽ trình bày phần chung, phần riêng của từng loại thì mình sẽ ghi chú riêng ở dưới.
Thường chúng ta thay dây khi:
- Đàn bị đứt dây
- Bộ dây đã mòn
Dây mòn có thể khó nhận biết hơn, khi bạn cầm đàn lên và thấy cảm giác tiếng đàn mình không còn sáng như mới thì đó là lúc nên thay dây.
Gỡ bỏ dây cũ: Có thể dùng kềm cắt để cắt dây.
- Guitar thùng: Dùng đầu String Winder (có lỗ hổng nhỏ trên đầu) nhẹ nhàng cạy ngựa đàn lên.
- Guitar cổ điển: Tháo vòng xoắn ở ngựa ra để lấy dây
- Guitar điện: Tùy vào loại guitar mà dây được gắn từ vị trí khác nhau.
- Vệ sinh lại mặt phím và các phần kim loại ở ngựa đàn (nếu là đàn điện) bằng dung dịch chuyên dụng
Gắn dây mới vào đàn:
- Đàn thùng:
Đầu to dây ( phần gắn với viên kim loại nhỏ) để vào trong rồi ấn nút vào đè dây xuống, không nên đè quá sát. Đầu còn lại kéo lên đầu đàn, cho dây vào đúng vị trí như trong hình
- Lưu ý: dây nằm đúng vị trí và gắn vào đúng chiều, không cần kéo dây quá căng nhưng không để quá chùn.
- Đàn Classic:
- Một đầu dây xỏ vào vào lỗ ngựa đàn.
- Quấn dây ngược lại tạo nút thắc
- Quấn thêm 1-2 vòng và kéo căng đầu dây kia
- Đàn điện: tùy vào từng dòng mà vị trí gắn dây vào khác nhau.
- Dùng String Winder quay theo chiều siết dây căng lên. Lưu ý tất cả dây để cùng một phía của đầu đàn thì gắn dây cùng một bên và quay cùng một chiều. Quay đến khi cảm giác dây không còn chùn mà đã có cao độ nhất định thì ngưng, không nên quay dây quá căng có thể đứt dây.
- Lần lượt lặp lại cho 5 dây còn lại.
Sau khi thay dây xong, điều mà đa số mọi người chưa biết hoặc hay chủ quan đó là stretch dây (tạo độ dãn cho dây), có nhiều cách stretch dây khác nhau:
- Chơi mạnh tay, bend hoặc rung nhiều khoảng 30’, cứ thấy lạc dây là lên lại. Cách này chỉ hiệu quả với đàn điện không nhún, nhưng nhìn chung cũng tốn thời gian và công sức.
- Cầm và kéo mạnh dây ra, từ ngựa lên đến đầu đàn và ngược lại. Sau khi kéo, dây sẽ chùn xuống rõ rệt, đó là độ dãn của dây khi dây còn mới, bạn cứ lên dây và stretch lại dây đó cho đến khi dây không còn tuột nữa. Lặp lại cho 5 dây khác.
- Cầm kéo dây ra nhẹ và dùng lực của ngón cái và ngón trỏ, bẻ mạnh dây, thực hiện từ ngựa lên đến cần đàn và ngược lại, lên dây lại khi dây tuột, lặp lại cho đến khi dây hết tuột và thực hiện cho 5 dây còn lại.
- Sau khi stretch dây xong, cơ bản chúng ta đã xong việc thay dây, dùng dung dịch lau dây lau qua một lần để tẩy vết bẩn stretch dây lúc nãy.
- Dùng kềm cắt, cắt bỏ đầu dây dư trên đầu đàn, không cần cắt sát, chỉ chừa lại ~3mm là đủ.
- Vệ sinh lại thân đàn bằng dung dịch chuyên dụng.
Congratulation!
Bạn đã đưa đàn mình về tình trạng như mới 95% rồi!
Sau khi thay dây, điều quan trọng là bạn điều chỉnh các chi tiết lại theo tính cách mỗi người. Hẹn gặp lại các bạn phần sau.