Mẹo Hay Công nghệ & Thiết bị / 13 April 2018

Những vấn đề hay gặp phải khi chơi đàn

 

1

Đây có lẽ là phần quan trọng nhất mà tất cả các bạn chơi guitar đều gặp phải một (số) vấn đề ít nhất một lần. Giải quyết các vấn đề rắc rối của guitar cũng là một bài tập khó bên cạnh với kỹ thuật đàn và nhạc lý, nếu các bạn thật sự yêu cây guitar của mình thì có lẽ các bạn sẽ biết một trong những vấn đề sau đây mà mình sẽ nêu hướng giải quyết.

  1. Đàn thường bị lạc dây

Thông thường theo lý thuyết thì dây đàn nếu để một thời gian hoặc đánh mạnh, sẽ bị lệch dây theo hướng chùn xuống, dây thường có cao độ thấp hơn. Nhưng cõ lẽ các bạn đã từng gặp những trường hợp sau đây:

_ Để đàn trong bao/hộp/ngoài một thời gian thì cầm đàn lên đánh vẫn thấy dây có vẻ đúng, nhưng chỉnh bằng tuner thì thấy tất cả dây bị lạc lên/xuống một khoảng chưa đến nửa cung: Vấn đề này là do thời tiết của nơi để guitar thay đổi theo thời gian (ngày nóng đêm lạnh, mỗi ngày nhiệt độ khác, thay đổi theo mùa) hoặc do dịch chuyển guitar từ vùng thời tiết này đếlạnhn vùng khác (đem từ nhà đến sân khấu, phòng máy lạnh…). Thời tiết nóng/ hơn sẽ làm gỗ đàn ít nhiều dãn/co và đặc biệt là cần đàn bị cong lên/xuống một tí dẫn đến độ căng của dây thay đổi. Nếu thay đổi nhiệt độ ít/lệch tất cả các dây một ít thì ta chỉ cần chỉnh lại tất cả dây. Nếu thay đổi nhiệt độ cao/lệch tất cả các dây gần nửa cung, thì ta cần phải xem xét chỉnh lại cần đàn.

_ Đàn không  nhún rất hay bị lạc dây bất kể lúc đánh hay không đánh: Trường hợp này có thể do nguyên nhân là gỗ đàn rất kém chất lượng, nếu là đàn giá >5 triệu thì đàn sẽ bị lạc dây không nhiều. Hoặc có thể do dây chưa dãn hết. Trước hết ta stretch dây lại, kỹ thuật stretch dây mình đã nêu ở Bài 1. Nếu sau khi stretch vẫn thường bị lạc dây thì do gỗ đàn kém chất lượng

2

_ Đàn có nhún luôn bị lạc: Đối với đàn có nhún thì phức tạp hơn. Trước hết ta phải stretch dây lại. Sau đó xem xét chất lượng gỗ đàn và ngựa (bridge) là loại tốt hay xấu. Thường các loại nhún 2 chiều có giá dưới 10tr thì chất lượng gỗ và nhún kém. Nếu giá từ 10tr-20tr nghĩa là đàn tương đối ổn, nếu lạc dây thì hãy kiểm tra các chi tiết sau:

+ 3 khoá ở trên gần đầu cần đàn đã siết chặt chưa.

+  6 khoá ở dưới ngựa đã siết chặt chưa.

+  Dây đã stretch chưa.

Nếu ba việc trên vẫn ổn thì ta sẽ canh lò xo lại như phần 2 mình đã hướng dẫn. Sau khi canh lò xo, nếu dây vẫn tuột đó là do mặt tiếp xúc giữa 2 con ốc và bridge không trơn tru, có thể do xài nhiều nên đã mòn, hoặc chỉ đơn thuần là dơ. Ta dùng dung dịch lau kim loại chuyên dụng nhỏ vào mặt tiếp xúc và xoay xoay ốc 2-3 vòng qua lại. Nếu dây vẫn tuột sau khi làm việc này nghĩa là mặt tiếp xúc đã mòn và không có cách nào ngoài thay ngựa mới.

Cách lên dây chuẩn: Ở các trường nhạc thường chỉ dạy học viên lên dây xuống dây bằng cách xoay khoá lên dây theo chiều này hoặc ngược lại. Nhưng đó chưa thực sự chính xác vì khi vặn lên dây, dây căng lên và độ căng làm dây di chuyển qua nut dễ dàng. Nhưng khi xuống dây, dây bị chùn xuống và độ ma sát ở nut không cho dây đi qua hoàn toàn, nghĩa là dây phía bên đầu cần đàn chùn hơn dây phía bên mặt phím. Vì vậy cách lên dây chuẩn là chỉ chỉnh một chiều từ thấp lên cao. Khi dây tune quá cao, ta hạ dây xuống một khoảng rồi stretch nhẹ dây đó, dây sẽ chùn hơn và ta lên lại từ đầu.

3

Dụng cụ canh dây đàn (tuner) đang được bán tại Swee Lee Việt Nam XEM

2. Dây bị rè:

+ Dây bị rè đa số dây ở gần đầu cần, do cần bị cong ngược, sau khi chỉnh truss rod lại sẽ hết.

+ Dây bị rè ở phía trên cần đàn (ngăn 12, 13, 14….24) do action của đàn đang quá thấp so với chuẩn của loại đàn đó. Chỉnh action cao lên sẽ hết.

+ Dây bị rè ở khoảng ngăn 11, 12 hoặc một ngăn nhất định: do có một/một số phím đã mòn và thấp hơn các phím khác. Ta cần mang đàn đến trung tâm bảo hành để thay phím lại nếu đàn có giá trị cao.

  1. Tips & Myth

_ Đàn có giá trị cao không hẳn chỉ là chất lượng gỗ tốt, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm: độ hiếm của loại gỗ, nguồn nhân công thực hiện việc lắp ráp đàn (đàn càng cao thì cần người có chuyên môn càng cao vì vậy ta sẽ càng phải chi nhiều tiền hơn), độ khó khi tạo hình, lắp ghép đàn, hardware (khoá lên dây, bridge, phím….), truss rod, người setup đàn, thời gian để xuất xưởng một cây đàn.

_ Màu của đàn không ảnh hưởng đến giá tiền nhiều bằng chất lượng gỗ của đàn

4

Nguyên tắc đơn giản nhất của việc bảo quản đàn là không nên để đàn ở ngoài không khí quá lâu và lau chùi đàn mình thường xuyên. Lau dây trước khi bắt đầu chơi đàn và lau dây lại trước khi cất đàn.

Bạn có thể cải thiện tốc độ của mình chỉ bằng việc lau mặt phím (fretboard) thường xuyên bằng dung dịch chuyên dụng.

5 6

Dung dịch vệ sinh đàn chuyên dụng Kyser và Gibson  đang được phân phối chính hãng tại Swee Lee Vietnam

Made in china, Made in Indo, Made in Japan…. Ngày nay các bạn có thể dễ dàng tìm được một cây “đàn nội địa Nhật” với giá 2-3 triệu đồng hay “đàn Hàn Quốc” với giá chưa đến 3 triệu. Thực chất ở Việt Nam có nhiểu nhà máy làm đàn và việc phát hiện hàng giả, hàng nhái cũng không được xem trọng. Với giá quá rẻ so với cái tên rất kêu, khách hàng cần thận trọng và kiểm tra thông tin, seri, năm sản xuất của đàn có khớp với thông tin trên trang chủ của hãng không. Hiện nay đàn Gibson, Epiphone, Ibanez chỉ được bán bởi Swee Lee Music Việt Nam

7

Gõ vào mặt đàn chỉ có tác dụng với những loại đàn tự chế để phân biệt được gỗ ván ép hay gỗ làm đàn, việc ta gõ vào thân đàn cũng giống như nếu rượu vang, chúng ta liệu có đủ trình độ để phân biệt được? Hơn  người chơi đàn không phân biệt các loại gỗ dựa vào tiếng gõ, họ phân nữabiệt dựa vào âm thanh của đàn. Đơn giản vì đàn guitar không thiết kế để gõ. Đàn thùng được thiết kế thùng đàn để cộng hưởng với độ rung của dây, có những loại đàn thùng thiết kế đặc biệt để chơi các loại nhạc fingerstyle người chơi có kỹ thuật gõ. Nhưng đó chỉ là những dòng đàn đặc biệt có pickup có thể bắt được tiếng gõ, các loại đàn thùng thường không có pickup hoặc chỉ có pickup cảm ứng chỉ có thể bắt âm thanh của dây.

_ Gỗ đàn này là gỗ gì? Các bạn có thể nghĩ ra các cái tên mà mình cho là giống với vân gỗ mình thấy như gốc dừa, gỗ bằng lăng, gỗ sồi, gỗ xoang… Tương tự như trên, việc phân biệt loại gỗ làm đàn là vô ích với các dòng đàn thấp dưới 10 triệu. Vì dù là gỗ xoang hay gỗ hồng đào, hay thậm chí gỗ gốc dừa thì cũng chất lượng của các loại gỗ đó không hơn nhau nếu không nói là như nhau. Bởi vì không ai làm ra 2 cây đàn với loại gỗ này tốt hơn loại gỗ kia mà lại để giá bằng nhau cả, nghĩa là cùng tầm giá 7 triệu, một cây đàn gỗ thông so với đàn gỗ hồng đào, hay thậm chí gỗ gốc dừa (nếu gốc dừa làm được một cây đàn và giá trị được 7 triệu) chất lượng gỗ đều như nhau. Phân biệt các loại gỗ khác nhau chỉ dành cho người đã có kinh nghiệm lâu năm muốn tìm đúng loại gỗ mà mình thích vì chất âm của nó, việc này người mới chơi đàn hay thậm chí chơi đàn khá lâu cũng khó phân biệt được. Dĩ nhiên với những tầm giá cao (hơn 20 triệu) thì các loại gỗ khác nhau tạo ra tiếng khác nhau, tiếng đàn thì mỗi người thích một kiểu, không có hay và dở.


Related Reads

#Mẹo Hay Công nghệ & Thiết bị

So Sánh Strymon Reverb pedal

Strymon là chất xúc tác quan trọng trong tiến trình thay đổi tư duy “chất tiếng analog là hay nhất” trong giới guitar. Sau sự xuất hiện bùng nổ vào năm 2008, Strymon là một trong những công ty tiên phong trong việc ứng dụng con chip DSP để tạo… Đọc

#Mẹo Hay Công nghệ & Thiết bị

Audio Interface là gì?

Với những ai vừa bắt đầu tìm hiểu về quá trình ghi âm, audio interface (thiết bị xử lý âm thanh) có vẻ là một thuật ngữ khó nhằn về mặt chuyên môn, nhưng thực ra, nó không đáng sợ đến vậy. Audio interface là một thiết bị cho phép… Đọc

#Mẹo Hay Công nghệ & Thiết bị

8 Lý Do Để Nâng Cấp Lên Một Cây Guitar Electric Tốt Hơn

Bạn sẽ không bao giờ quên cây được guitar đầu tiên. Vài người trong chúng ta thậm chí sẽ giữ nó suốt cả cuộc đời. Nhưng hầu hết mọi người đều không chỉ chơi một cây guitar, sẽ đến lúc chúng ta cảm thấy rằng chúng ta đã đạt đến… Đọc